Vnindex

Thị trường giảm, chạy khỏi CTCK nào đầu tiên ?

Vui trước cuộc vui của thiên hạ và đau trước nỗi đau của thiện hạ – từ trước đến nay nhóm chứng khoán luôn là một trong những nhóm ngành đi trước thị trường cả lúc uptrend lẫn lúc downtrend. Tuy nhiên trong ngành nào cũng thế, sẽ có những doanh nghiệp this doanh nghiệp that. Trong một sóng tăng của ngành, sẽ có những mã phi nhanh hơn so với phần còn lại và ngược lại trong một con sóng giảm của ngành, sẽ có những cổ phiếu “cắm đầu” đầu tiên. Kể từ cú sụp từ đầu tháng 4 đến nay, đã có rất nhiều cổ chứng đi bụi với mức giảm lên đến phân nửa (thực ra trước đó nhóm ngành này đã down từ đầu năm trước cả thị trường). VIX là cổ phiếu ghi nhận mức giảm mạnh nhất với con số hơn 60%. Để ý kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận ra bộ ba VIX, SHS và VCI là những cổ phiếu chứng khoán lao dốc đầu tiên và mạnh mẽ nhất trong con sóng giảm của thị trường. Tại sao “thần chết” lại gọi tên ba cổ phiếu này đầu tiên ?

Diễn biến cổ phiếu ngành chứng khoán từ đầu tháng 4 đến nay (Nguồn: wichart.vn)
Continue reading…

Chờ đợi gì vào kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty chứng khoán ?

Nếu như quý 1 chứng kiến một kết quả kinh doanh khá bết bát của nhóm cổ phiếu chứng khoán thì quý 2 lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Theo dữ liệu của Fiinpro tổng hợp từ 80 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, từ mức lợi nhuận sau thuế –168 tỷ trong quý 1, các công ty chứng khoán đã có cú bứt phá ngọa mục với tổng lợi nhuận 2.187 tỷ trong quý 2, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 154% so với cùng kỳ. Nhiều CTCK đang ghi nhận mức lỗ trong quý 1 bỗng quay sang lãi lớn trong quý 2, đơn cử như chứng khoán Thiên Việt từ mức -79,6 tỷ tăng lên 111,0 tỷ, chứng khoán Rồng Việt từ -88,4 tăng lên 101,4 tỷ hay chứng khoán IB từ -24,6 tăng lên 70,8 tỷ. Trong vòng 2 tháng trở lại đây, cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán thì giá của nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng và vượt trội hơn so với thị trường. Có thể kể đến như SSI tăng 32,46%, HCM 32,12%, VCI tăng 57,10%, VND tăng 27,23% kể tức mức đáy cuối tháng 7.

Sự tăng giá của các cổ phiếu chứng khoán không chỉ phản ánh những con số tích cực đã được thể hiện trong quý vừa rồi, mà hơn cả, nhà đầu tư đang kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả trong quý 3 của nhóm cổ phiếu này. Những dữ liệu dưới đây cho thấy sự kỳ vọng của nhà đầu tư là hoàn toàn có cơ sở, thậm chí kết quả kinh doanh trong quý 3 có thể có ghi nhận những con số bất ngờ hơn.

Continue reading…

Bức tranh về kết quả kinh doanh quý 2 toàn thị trường

Cách đây 1 tuần mình có viết 1 bài báo về thống kê kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp trên báo Nhà đầu tư nhưng thấy không ứng lắm vì thời gian gấp, cộng thêm bài viết không thể hiện được nhiều điều. Hôm nay ngồi tổng hợp lại và thêm một số dữ liệu và show dưới dạng biểu đồ thì đúng là dễ nhìn hơn hẳn. Thực sự thì bài viết này ở thời điểm hiện tại là khá muộn màng khi giờ đã là trung tuần của tháng 8, nhưng không sao, méo mó có hơn không.

Dựa trên nguồn data của hơn 950 doanh nghiệp ở cả ba sàn (chân thành cảm ơn Wigroup JSC đã tài trợ dữ liệu cho mình viết bài), mình note lại mấy điều quan trọng về kết quả kinh doanh của thị trường trong quý 2 như thế này:

Continue reading…

Dự đoán Vnindex của các CTCK

Các công ty chứng khoán đã từng dự báo gần đúng kịch bản Vnindex trong 2019. Trung bình dự báo của 8 công ty chứng khoán bao gồm BVSC, KBSV, MAS, VDSC, VNDS, BSC, EVS, VCSC là 982.5 điểm, chỉ cao hơn 2.24% so với mức đóng cửa của Vnindex phiên cuối năm 2019.

Qua năm 2020, nhìn chung các CTCK đều nhận định một kịch bản lạc quan cho Vnindex. Đứng đầu là HSC với dự báo Vnidex có thể tăng lên 1200 điểm trong 2020 và thấp nhất là MBS với mức dự báo trung bình 1004.5 điểm. Trung vị mức dự báo của tổng cộng 9 CTCK là 1109.7 điểm, tương ứng với mức tăng 15.47% so với mức đóng cửa ngày 31/12.

Tương quan giữa tăng trưởng GDP và thị trường chứng khoán

Với chủ đề mang tính vĩ mô, tôi đã tham khảo nhiều bài nghiên cứu của nước ngoài về chủ đề này. Thật ngạc nhiên khi đa phần các bài nghiên cứu đều phủ nhận mối quan hệ giữa GDP – đại diện cho nền kinh tế của một quốc gia và thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Một ngày cuối tuần rảnh rỗi, quyết định tổng hợp số liệu để giải đáp vấn đề này, cũng là để đưa ra cái nhìn chung cho thị trường chứng khoán năm 2019. Kết quả thu được đã làm hài lòng so với thời gian bỏ ra nghiên cứu.

Đầu tiên, tôi đồng tình với quan điểm: tăng trưởng của nền kinh tế hiện tại không có đảm bảo cho tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Mình chứng gần đây nhất là tăng trưởng GDP 2018 đạt kỷ lục 10 năm – 7.08% – Vnindex giảm 9.3%. Dữ liệu trong quá khứ cũng chứng minh điều tương tự, thật khó để tìm mối liên hệ giữa tăng trưởng GDP và chỉ số thị trường trong năm hiện tại. Như vậy là thị trường chứng khoán đang lệch pha với tăng trưởng của nền kinh tế?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta sẽ nhìn sang nước Mỹ xa xôi, nơi ra đời thị trường chứng khoán cách chúng ta hàng thế kỷ. Sở dĩ tôi muốn so sánh tại Mỹ trước vì thị trường chứng khoán của chúng ta còn khả non trẻ, do đó dữ liệu để đối chiếu sẽ tương đối ít và dễ dẫn đến sai lệch.

Continue reading…

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279