HPG

Phải chăng giá thép đã tạo đáy?

Chỉ trong chưa đầy 2 tháng, giá thép trong nước liên tục có đến 5 lần tăng giá giúp mức giá hiện tại cao hơn thời điểm cuối năm 2022 khoảng gần 10%. Cái gì mới tăng thì người ta cũng bắt đầu nghĩ đến những viễn cảnh màu hồng. Thì sự thì có màu hồng hay không hay là lại “thép vã tôi thế đấy” nhỉ

1. Sự đồng pha của giá thép Việt Nam và giá thép Trung Quốc

Dữ liệu giá thép của Trung Quốc và Việt Nam từ 2020 đến nay (chart 1) cho thấy mối quan hệ “người đi trước, kẻ theo sau” của 2 mặt hàng này. Trong những đợt điều chỉnh hoặc tăng giá đủ lớn của giá thép Trung Quốc, giá thép trong nước cũng có sự điều chỉnh ngay sau đó với thời gian delay khoảng 1 tháng. Trung Quốc vừa là công xưởng sản xuất thép lớn nhất thế giới vừa là thị trường tiêu thụ thép với trên 50%, lại còn giáp ranh với Việt Nam nên không có gì khó hiểu khi giá thép trong nước biến động cùng chiều với giá thép Trung Quốc.

Do vậy, đợt tăng giá gần đây của giá thép trong nước, theo mình một phần nguyên nhân cũng đến diễn biến của giá thép Trung Quốc, nguyên nhân khác mình xin phép trình bày bên dưới.

Chart 1. Diễn biến giá thép trong nước và giá thép Trung Quốc
Continue reading…

Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng (P2 – Những công ty đang xây dựng nhà máy hoặc dự án mới)

Tài sản dở dang dài hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất thường được hiểu đơn giản các là các dự án hoặc nhà máy đang xây mới. Trong tương lai, đây là những nguồn động lực tăng trưởng chính của doanh nghiệp. Việc vận hành nhà máy thành công vượt qua điểm hòa vốn sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận của công ty ở trên một tầm cao mới, từ đó sẽ là động lực thúc đẩy tăng giá cổ phiếu.

HPG: Lịch sử đã từng chứng minh rằng mỗi khi Hòa Phát đi vào vận hành nhà máy mới vào các năm 2009 (Hải Dương 1 – công suất 350k tấn thép/năm), 2013 (Hải Dương 2 – công suất 1 triệu tấn thép/năm), 2016 (Hải Dương 3 – 1,7 tiệu tấn thép/năm), 2020 (Dung Quất 1 – 2 triệu tấn thép xây dựng và 3 triệu tấn HRC) thì y rằng giá cổ phiếu sau đó có những “sóng” tăng mạnh mẽ. Điều này là nhờ hiệu quả tại các nhà máy mới của Hòa Phát nhanh chóng được tối ưu sau khi đi vào hoạt động giúp cho kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng ấn tượng.

Continue reading…

Phải chăng HSG và NKG đang hồi sinh ?

Sau giai đoạn kinh doanh khó khăn trong năm 2018 và 2019, 2 ông lớn của ngành tôn Việt Nam là Hoa Sen và Nam Kim vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 với kết quả kinh doanh rất khả quan. Đối với Hoa Sen, doanh thu trong quý 1 của công ty đạt 5778,5 tỷ, giảm 16,4% nhưng lãi ròng lại tăng trưởng tới 277.9% so với cùng kỳ và đạt 201 tỷ. Về phía Nam Kim, tuy doanh thu giảm 16.7% nhưng lãi ròng của công ty quý này đạt 41.5 tỷ so với con số -101.6 tỷ cùng kỳ.

Trước một kết quả kinh doanh lạc quan như vậy, giá cổ phiếu của 2 doanh nghiệp này cũng ghi nhận những chuyển biến hết sức tích cực cho nhà đầu tư. Chỉ trong vòng từ đầu tháng 4 đến nay, giá cổ phiếu của HSG đã tăng 69.75% và đóng cửa ở mức 7350 đồng/cổ phiếu ngày 28/4. Cổ phiếu của Nam Kim cũng ghi nhận mức tăng giá ấn tượng đạt 50% với thời điểm đầu tháng 4.

Sự đồng thuận của giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự hồi sinh của 2 ông lớn ngành tôn này trong tương lai. Liệu điều này có thực sự khả thi và kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1 của 2 doanh nghiệp này có duy trì trong thời gian tới? Trên thực tế, bối cảnh hiện tại của ngành tôn trong nước lại đang gặp nhiều thách thức hơn là những cơ hội trong tương lai.

Continue reading…

Lợi thế cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu khi phân tích một doanh nghiệp và được xem là linh hồn của trường phái đầu tư nắm giữ dài hạn. Chính vì lẽ đó mà chủ đề này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại lợi thế cạnh tranh mà bạn có thể tìm thấy. Cũng có nhiều cách phân loại, như Micheal Potter – cha đẻ của các lý thuyết lợi thế cạnh tranh phân lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ra hai loại là lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt. Tuy nhiên hôm nay tôi sẽ đem đến một hơi hướng khác về lợi thế cạnh tranh trên góc nhìn chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Về bản chất, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoặc ngành nghề nào cũng đều có một chuỗi giá trị riêng, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Tựu chung lại, chúng ta có thể tóm gọn chuỗi giá trị của doanh nghiệp thành 3 công đoạn chính sau: (1) Đầu vào (2) Sản xuất và (3) Đầu ra. Bài viết sẽ đi xuyên suốt 3 công đoạn này để tìm ra những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sỡ hữu so với đối thủ cùng ngành

Lợi thế cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Continue reading…

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279