Những điểm cần chú ý khi nhìn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Những điểm cần chú ý khi nhìn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mùa báo cáo tài chính bao giờ cũng mang đến nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau cho nhà đầu tư. Không ít nhà đầu tư ngậm ngùi nhìn giá cổ phiếu nằm sàn nhiều phiên liên tiếp khi KQKD của doanh nghiệp không thuận lợi, cũng không ít những giây phút thăng hoa khi cổ phiếu tăng phi mã trong thời gian ngắn nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể hiểu hết các con số trong báo cáo thu nhập để kịp thời xử lý cổ phiếu trong danh mục của mình tối ưu nhất, đặc biệt với những nhà đầu tư chưa chuyên. Bài viết với mục đích chia sẻ một số điểm cần chú ý khi nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư kịp thời phản ứng với cổ phiếu của mình trong thời điểm mùa công bố báo cáo tài chính đang nở rộ.

1.Biên lợi gộp là yếu tố quan trọng hàng đầu cần quan tâm.

Biên lợi gộp là tỷ số được tính bằng cách lấy lới nhuận gộp (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán) chia doanh thu thuần (doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ doanh thu). Đây là chỉ số quan trọng bậc nhất phản ánh hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Biên lợi gộp suy yếu cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành đang gia tăng hoặc hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đang gặp khó khăn và ngược lại. Nhà đầu tư nên tạm tránh những doanh nghiệp có biên lợi suy giảm để tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn.

2.Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tăng hay giảm so với quý/năm trước đó.

Chỉ quan tâm đến con số tăng trưởng so với cùng kỳ thôi chưa đủ, nhà đầu tư cần phải so sánh với quý hoặc năm trước đó của doanh nghiệp. Lấy ví dụ VCS quý 2 lợi nhuận tăng trưởng 29.8% so với cùng kỳ, cao hơn so với con số 18.8% của quý 1 cho thấy doanh nghiệp quay trở lại giai đoạn tăng trưởng sau khi đi ngang trong năm 2018. Một ví dụ khác là PTB mặc dù lợi nhuận quý 2 tăng trưởng 11.8% nhưng giá cổ phiếu lại đi xuống, nguyên nhân là nếu so với mức tăng 14.8% của quý 1 thì tốc độ tăng trưởng của PTB đang chậm lại.

3.Lợi nhuận sau thuế có đóng góp từ những khoảng lợi nhuận bất thường?

Những khoản lợi nhuận “lâu lâu mới xuất hiện một lần” có thể đến từ lợi nhuận tài chính (đánh giá khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá, cổ tức… ), thanh lý tài sản… Lợi nhuận bất thường là chất xúc tác rất tốt giúp giá cổ phiếu có thể tăng với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn duy trì tốt. Ngược lại, nhà đầu tư cũng không nên quá bất ngờ nếu giá cổ phiếu không biến động nhiều khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng đột biến nhưng chủ yếu đến từ các khoản bất thường, trong khi hoạt động kinh doanh chính vẫn ì ạch.

4.Kết quả kinh doanh cùng kỳ của doanh nghiệp có đột biến hoặc suy giảm trong ngắn hạn

Một thiếu sót nữa nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến kỳ hiện tai mà không quan tấm đến cùng kỳ doanh nghiệp đó kinh doanh như thế nào. Nếu cùng kỳ doanh nghiệp phát sinh chi phí hoặc lợi nhuận bất thường thì kết quả kinh doanh quý hiện tại có bột biến hay suy giảm cũng không mang nhiều ý nghĩa. Lấy ví dụ FPT lợi nhuận quý 4 năm 2018 giảm 44.6% so với cùng kỳ, nguyên nhân là do quý 4 2017 FPT có thoái một phần vốn tại FPT Retail và FPT Trading. Đương nhiên giá cổ phiếu của FPT sẽ không phản ứng nhiều trước kết quả kinh doanh như vậy.

5.Doanh nghiệp có hoạt động theo yếu tố mùa vụ

Yếu tố mùa vụ là thời điểm mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đột phá hoặc yếu kém so với cả năm. Đặc thù một số ngành sẽ có yếu tố mùa vụ như ngành tôm KQKD cao điểm thường vào quý 3, ngành mía đường cao nhất vào 2 quý đầu năm hay ngành thủy điện là 2 quý giữa năm… Thị trường sẽ phản ánh tích cực với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt trong mùa vụ cao điểm, ngược lại những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt ở những mùa vụ thấp điểm nhà đầu tư không cần quá lo lắng. Lấy ví dụ như HVN NLTT quý 2 giảm tới 83% so với cùng kỳ nhưng giá cổ phiếu không phản ánh quá tiêu cực là do quý 2 thường là quý thấp điểm của doanh nghiệp này.

6.Thị trường có kỳ vọng trong tương lai cho doanh nghiệp?

Có những cổ phiếu kết quả kinh doanh sụt giảm nhưng giá cổ phiếu lại không biến động nhiều. Nguyên nhân là thị trường đang quan tâm nhiều vào tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn là hiện tại. Những doanh nghiệp kiểu này thường là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đột biến trong tương lai gần như nhà máy mới sắp đi vào hoạt đông, chính sách mới, ghi nhận dự án mới…


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279