Vĩ mô & Thị trường

Tổng hợp các nguồn lấy dữ liệu vĩ mô thế giới

Ngày trước thì mình có viết 1 bài về các nguồn lấy thông tin và dữ liệu doanh nghiệp. Định viết tiếp phần 2 về các nguồn lấy dữ liệu vĩ mô trong nước thì thôi viết làm gì nữa vì Wichart.vn gần như đã có gần full dữ liệu rồi :D.

Thế thì đá 1 chút qua vĩ mô thế giới vậy. Gần đây mình cũng hay mày mò về vĩ mô thế giới và tìm được nhiều nguồn dữ liệu hay muốn share cho cả nhà. Các nguồn phổ biến như Worldbank, IMF… thì mình xin phép không đề cập đến vì mọi người cũng đã biết. Bản thân mình cũng ít khi dùng đến những nguồn dữ liệu này vì nó không được sâu và có độ trễ nhất định. Dưới đây là các nguồn mình thường hay vọc vạch để tìm hiểu sâu về tình hình vĩ mô thế giới, đồng thời cũng bổ trợ cho minh khá nhiều về insight các ngành. Có những nguồn mình chưa thể tìm hiểu hết do trình độ tiếng Anh hạn hẹp và chưa có đủ thời gian ngâm cứu nên mô tả có thể chưa đầy đủ. Và đương nhiên danh sách này cũng chưa hoàn thiện, cũng hi vọng là có cao nhân nào khai sáng thêm cho mình 1 nguồn dữ liệu khác hay ho :D.

1. Về dữ liệu vĩ mô Mỹ

  • https://www.federalreserve.gov: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đây là một nguồn dữ liệu rất chi tiết và chuyên sâu về tình hình tài chính của Mỹ từ các ngân hàng, doanh nghiệp cho đến các hộ gia đình. Ngoài ra không thể thiếu dữ liệu của cơ quan tài chính quyền lực nhất thế giới này được, một nơi giúp bạn có thể theo dõi được “đường đi nước bước” của FED.
  • www.bea.gov: cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ. Đầy đủ dữ liệu kinh tế vĩ mô chuyên sâu về GDP của Hoa Kỳ như đầu tư, thương mại, tài khóa, tiêu dùng cá nhân… Bác nào mà phân tích về kinh tế Hoa Kỳ không thể không dùng trang này được.
  • https://www.bls.gov/: cục thống kê lao động Hoa Kỳ. Trang này cung cấp dữ liệu và các biểu đồ rất chi tiết mà mình hay dùng để phân tích về lạm phát và tình hình lao động của Mỹ. Có rất nhiều các biểu đồ “ảo ma” khác mà mình chưa có thời gian để tìm hiểu thêm, nói chung là một nguồn dữ liệu cực xịn.
  • fred.stlouisfed.org: đây là trang có dữ liệu tổng hợp của tất cả các trang trên. Dữ liệu của nó có đây đủ hay không thì mình không biết chỉ biết rằng kho dữ liệu của nó rất khổng lồ, mình ngồi vọc 7 ngày 7 đêm mà cũng chưa tìm hiểu hết. Ngoài ra thì nó có một công cụ trực quan rất mạnh cho phép vẽ bất kỳ dải dữ liệu nào với nhau giúp cho quá trình phân tích rất tiện. Mình nghĩ nếu biết các khai thác trang này thì những nguồn trên có thể không cần dùng đến nhiều.
Continue reading…

Suy thoái đang đến gần

Bài viết hồi tháng 8 năm ngoái mình đã từng nhắc đến việc khả năng suy thoái sẽ xảy ra vào giữa năm 2023, và hôm nay trong lúc lượm lặt dữ liệu thì mình càng có thêm cơ sở cho kịch bản này xảy ra, có thể là trong quý 2 hoặc quý 3 năm nay.

Link bài viết cũ: Những vấn đề đề về kinh tế Mỹ

1. Nền kinh tế phụ thuộc vào tiêu dùng

Hình 1 cho thấy tăng trưởng GDP của Mỹ (YoY) đang phụ thuộc rất lớn vào tiêu dùng cá nhân, trong khi đầu tư khu vực tư nhân suy yếu dưới sức mạnh của lãi suất (có thể thấy rõ nhất trong 2 quý nữa cuối 2022). Chi tiêu chính phủ có sự biến động không lớn trong 2 năm qua, còn với một nền kinh tế thường xuyên thâm hụt thương mại như Mỹ chắc chắn không thể kỳ vọng vào sự nổi lên của cán cân thương mại được.

Thay đổi GDP Mỹ theo chi tiêu
Continue reading…

Những vấn đề về kinh tế Mỹ

Trước hết mình xin được nói rằng mục đích viết ra bài này ban đầu là để trả lời những câu hỏi của CHÍNH BẢN THÂN MÌNH, và do đây cũng là những vấn đề được nhiều người quan tâm nên mình xin phép được share lại quan điểm của mình. Đây là những câu hỏi mà mình đã đau đáu mấy tháng nay mà hôm nay mới có cơ hội ngồi tìm hiểu dữ liệu. Và vì vốn kiến thức có hạn đối với những vấn đề rất rất vĩ mô, nếu có gì sai sót xin được góp ý nhiệt tình.

1. Lạm phát Mỹ đã lập đỉnh dài hạn chưa và FED sẽ tăng lãi suất đến khi nào?

Đầu tiên là đi vào dữ liệu hot nhất đêm qua luôn. CPI YoY tháng 7 đạt 8,5%, thấp hơn mức 9,1% của tháng trước. Tức là về cơ bản đã có đỉnh lạm phát trong ngắn hạn. Sự yếu đi của lạm phát đến từ đầu? Hình 1 có thể thể cho thấy hai nguyên nhân chính đó là CPI năng lượng (chiếm 9,2% trọng số tổng CPI) và giá xe (chiếm 14,5% trọng số) đồng loạt giảm. Về giá xe thì nguyên nhân mình đoán đến từ việc không còn tình trạng thiếu chip cho ô tô nữa và gía nguyên vật liệu cơ bản cũng đã giảm một thời gian dài trở lại đây. Ở chiều ngược lại thì 2 nhóm mặt hàng có trọng số lớn hơn là Food (13,4% trọng số) và Giá thuê nhà (32% trọng số tiếp tục tăng) tiếp tục tăng. Túm lại là trong ngắn hạn đang không có sự đồng pha giữa các mặt hàng – và CPI giảm chủ yếu đến từ một trong những mặt hàng có giá cực kỳ biến động là giá dầu. Như vậy thì có thể kết luận là trong ngắn hạn CPI có thể giảm tiếp, nhưng sẽ không giảm sâu.

Hình 1
Continue reading…

5 loại lãi suất điều hành của SBV

NHNN (SBV) được sinh ra với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là điều hành chính sách tiền tệ trong nước. Thông qua các biện pháp chính sách của mình, SBV gián tiếp làm thay đổi cung tiền, lãi suất và tỷ giá trên thị trường, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Có rất nhiều công cụ để SBV thực hiện được vai trò của mình và một trong số đó là điều chỉnh các loại lãi suất điều hành. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau, SBV có thể lựa chọn điều chỉnh các loại lãi suất điều hành của mình để đạt được mục tiêu tiền tệ. Có tổng cộng 5 loại lãi suất điều hành sau đang được SBV sử dụng:

1. Lãi suất OMO:hay còn gọi là lãi suất cho vay trên thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò điều tiết thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn. Trong trường hợp thanh khoản hệ thống “khát vốn”, SBV chào mua repo (mua sau đó bán lại) giấy tờ có giá từ các ngân hàng thương mại và cung ứng thanh khoản ra hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động mang tính giải khát tạm thời vì nghiệp vụ repo buộc các NHTM phải mua lại số giấy tờ có giá một thời ngắn sau đó. Mức lãi suất OMO thường cao hơn so với lãi suất liên ngân hàng và được xem là lãi suất “trần mềm” của lãi suất liên ngân hàng.

2. Lãi suất tín phiếu: Ở chiều ngược lại khi nhận thấy thanh khoản từ hệ thống NHTM đang có dấu hiệu dư thừa thì SBV có thể hút ngược trở lại tiền từ hệ thống bằng cách chào bán outright (mua đứt bán đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn. Vì đây là mức lãi suất mà NHNN “đi vay” các NHTM trên thị trường mở nên do đó có thể xem đây là mức lãi suất “sàn mềm” của lãi suất liên ngân hàng.

Continue reading…

Lái, anh là ai ?

Không ồn ào mạnh mẽ
Anh lặng lẽ gom hàng
Khi xuân còn chưa sang
Khi hạ còn chưa đến

Chẳng phải xu hướng lên
Gọi tên là tích lũy
Anh khẽ khàng thủ thỉ
“Sắp đủ hàng rồi đây”

Lúc lái giá qua mây
Khi lại đầy xuống đáy
Cung và cầu ổn đấy
Anh chuẩn bị đánh lên

Một phiên nổ thanh khoản
Phá xu hướng đi ngang
Trước những sự ngỡ ngàng
Cùng hàng ngàn câu hỏi

Đã đến giờ làm gỏi
Anh mệt mỏi tung tin
Lợi nhuận tăng cả nghìn
Rồi chuyển sàn, game lớn?

Cổ phiếu anh xuất hiện
Trên khắp các diễn đàn
Trên muốn vàn trang báo
Và báo cáo bản tin

Nhà đầu tư all in
Mặc giá cao chót vót
Dòng tiền cứ thế rót
Siêu cổ phiếu của anh

Dần xuất hiện những phiên
Tăng trần rồi giảm sốc
Nào mẫu hình cái cốc
Rồi hai dốc một đầu

Cứ thế tạo lực cầu
Cho anh phân phối giá
Nhà đầu tư như cá
Đã nằm thớt của anh

Bỗng một ngày trời xanh
Anh đem hàng ra xả
Sau khi phân phối đã
Anh chả muốn giữ thêm

Tin xấu bắt đầu ra
Giá chuyển pha đảo chiều
Giống như một con diều
Đang bay bị đứt cước

Ai nhanh tay chạy được
Ai cược lớn thì nguy
Có người thì lầm lì
Thành đầu tư giá trị

Bức tranh về cổ phiếu
Dần phơi bày lộ liễu
Khi nhà đầu tư hiểu
Siêu cổ đã tả tơi

Chớ vội bắt dao rơi
Vì anh còn đạp giá
Để gom hàng đã xả
Cho cả trận đánh sau.

Lê Thành

Bức tranh về kết quả kinh doanh quý 2 toàn thị trường

Cách đây 1 tuần mình có viết 1 bài báo về thống kê kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp trên báo Nhà đầu tư nhưng thấy không ứng lắm vì thời gian gấp, cộng thêm bài viết không thể hiện được nhiều điều. Hôm nay ngồi tổng hợp lại và thêm một số dữ liệu và show dưới dạng biểu đồ thì đúng là dễ nhìn hơn hẳn. Thực sự thì bài viết này ở thời điểm hiện tại là khá muộn màng khi giờ đã là trung tuần của tháng 8, nhưng không sao, méo mó có hơn không.

Dựa trên nguồn data của hơn 950 doanh nghiệp ở cả ba sàn (chân thành cảm ơn Wigroup JSC đã tài trợ dữ liệu cho mình viết bài), mình note lại mấy điều quan trọng về kết quả kinh doanh của thị trường trong quý 2 như thế này:

Continue reading…

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279