Góc nhìn đầu tư

TA và FA có phải là song kiếm hợp bích ?

Trên đời có tỷ loại trường phái đầu tư khác nhau. Nào là đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, rồi lại đầu tư giá trị tăng trưởng, đầu tư theo đà tăng trưởng, đầu tư theo dòng tiền…Tuy nhiên công cụ để anh chị em chứng sĩ sử dụng cho các trường phái đầu tư trên chủ yếu xoay quanh 2 phương pháp chính là phân tích kỹ thuật (TA) và phân tích cơ bản (FA). Bởi vì dễ học và dễ áp dụng hơn, phân tích kỹ thuật là phương pháp được đông đảo nhà đầu tư sử dụng hơn hiện nay.  Ngược lại, phân tích cơ bản được đánh giá là khó hơn và cần phải mất nhiều thời gian nên ít người dành thời gian cho nó.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, và việc vận dụng được những ưu điểm của cả hai phương pháp này có thể đem đến những hiệu quả đầu tư tuyệt vời. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng để đầu tư thành công thì bắt buộc sử dụng cả TA và FA mình cho rằng là một quan điểm chưa thực sự chính xác. Hay nói cách khác, nếu vận dụng một cách cứng nhắc, TA và FA không phải là song kiếm hợp bích, ngược lại có thể khiến nhà đầu tư tẩu hỏa nhập ma.

Continue reading…

Tại sao các hệ thống xếp hạng trên thị trường chỉ “có cho vui”?

Hai năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự bùng nổ về số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường, các công cụ và sản phẩm phát sinh để hỗ trợ nhà đầu tư vì thế mà cũng mọc lên như nấm. Các công cụ chuyên về TA để phục và các trader có nhiều và các công cụ chuyên về FA để phục vụ các investor lại càng nhiều. Về TA có thể kể đến như Fiintrade, Fireant, Fialda… và về FA có thể kể đến những công cụ như robochungkhoan, simplize… hoặc hệ thông tự phát triển của các công ty chứng khoán như HSC online, Dstock, Ysradar… Để hỗ trợ nhà đầu tư và rút ngắn quá trình phân tích, các nền tảng chuyên về FA thường xây dựng cho mình một bộ xếp hạng doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí chính được tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Bản thân mình đã từng trải nghiệm các hệ thống xếp hạng này và cũng đã từng xây dựng một bộ xếp hạng tương tự, tuy nhiên sau một quá trình chiêm nghiệm và cải tiến bộ xếp hạng của bản thân, mình nhận ra một điều rằng: các bộ xếp hạng này có tính ứng dụng không cao và nhà đầu tư khó có thể dựa trên điều này để đầu tư được, hay nói cách khác, nhà đầu tư phải tự phân tích và đưa ra đánh giá của mình nếu muốn có một kết quả đầu tư hiệu quả. Tại sao lại như vậy ?

Nhược điểm chí tử của các hệ thống xếp hạng

Trong thời đại mà AI đang phát triển thì xu hướng đưa công nghệ và các thuật toán vào để hỗ trợ nhà đầu tư là không tránh khỏi. Mục đích của việc xếp hạng cổ phiếu là để giúp nhà đầu tư có được cái nhìn và đánh giá nhanh về cổ phiếu dựa trên các mức điểm số hoặc thứ hạng. Và để thực hiện ý tưởng này thì các hệ thống xây dựng các tiêu chí đánh giá với đầu vào chủ yếu từ dữ liệu báo cáo tài chính. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu xoay quay những khía cạnh về tăng trưởng, chất lượng và định giá. Ở một góc độ nào đó thì những hệ thống xếp hạng hiện nay có thể giúp chúng ta tránh được những cổ phiếu lởm, tuy nhiên để tìm ra được những “siêu cổ phiếu” này nếu chỉ nhìn vào dữ liệu trong quá khứ là một bước đi sai lầm. Ý tưởng những “siêu cổ phiếu” đều có một công thức chung đúng là một ý tưởng hay, nhưng để tìm được công thức này là một điều không dễ dàng.

Continue reading…

Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng (P2 – Những công ty đang xây dựng nhà máy hoặc dự án mới)

Tài sản dở dang dài hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất thường được hiểu đơn giản các là các dự án hoặc nhà máy đang xây mới. Trong tương lai, đây là những nguồn động lực tăng trưởng chính của doanh nghiệp. Việc vận hành nhà máy thành công vượt qua điểm hòa vốn sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận của công ty ở trên một tầm cao mới, từ đó sẽ là động lực thúc đẩy tăng giá cổ phiếu.

HPG: Lịch sử đã từng chứng minh rằng mỗi khi Hòa Phát đi vào vận hành nhà máy mới vào các năm 2009 (Hải Dương 1 – công suất 350k tấn thép/năm), 2013 (Hải Dương 2 – công suất 1 triệu tấn thép/năm), 2016 (Hải Dương 3 – 1,7 tiệu tấn thép/năm), 2020 (Dung Quất 1 – 2 triệu tấn thép xây dựng và 3 triệu tấn HRC) thì y rằng giá cổ phiếu sau đó có những “sóng” tăng mạnh mẽ. Điều này là nhờ hiệu quả tại các nhà máy mới của Hòa Phát nhanh chóng được tối ưu sau khi đi vào hoạt động giúp cho kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng ấn tượng.

Continue reading…

Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng (P1 – Những DN BĐS sắp bàn giao dự án)

Theo thống kê của Wichart, trên thị trường hiện có 107 doanh nghiệp BĐS đang giao dịch trên 3 sàn trong tổng số hơn 1640 doanh nghiệp. Con số này chỉ đứng sau ngành Xây dựng với 213 mã. Tuy nhiên, xét về quy mô thì các doanh nghiệp BĐS chiếm đến 23,1% vốn hóa thị trường, gấp rất nhiều lần so với mức 1,3% của ngành Xây dựng. Như vậy xét về mức độ “đông và hung hãn” thì rõ ràng các doanh nghiệp “không có gì ngoài đất” đang chiễm trệ ở vị trí số 1. Vì vậy, việc tìm hiểu mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp BĐS là vô cùng quan trọng để có thể đãi cát tìm vàng trên thị trường. Thông thường, đặc thù chuỗi giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS có thể chia làm 3 giai đoạn: (1) xây dựng quỹ đất, (2) phát triển dự án và (3) hoàn thành và bàn giao.

Continue reading…

Các nguồn lấy thông tin doanh nghiệp

Tại sao phân tích kỹ thuật lại phổ biến hơn phân tích cơ bản? Quả thực thì lý do phân tích cơ bản khó hơn so với phân tích kỹ thuật là đúng, nhưng không phải là tất cả. Một lý do khác khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn đi theo TA hơn là FA bởi vì phân tích cơ bản rất cực – hay nói cách khác là mất rất nhiều thời gian. Có ai đó đã từng nói với mình rằng: “việc bạn hiểu doanh nghiệp đến đâu sẽ tỷ lệ thuận với xác suất thành công trong 1 case đầu tư của bạn”. Việc tìm hiểu tường tận một doanh nghiệp có thể ngốn của bạn nhiều thời gian, nhưng bù lại khi hiểu về doanh nghiệp có thể đem lại cho bạn giấc ngủ ngon trong đầu tư, mặc cho những biến động trong ngắn hạn.

Nhiều người lầm tưởng phân tích cơ bản là đọc báo cáo tài chính. Theo mình báo cáo tài chính chỉ chiếm khoảng 30% thông tin để chúng ta hiểu doanh nghiệp, 70% lượng thông tin còn lại là những thông tin ngoài lề không nằm trên báo cáo tài chính. (Mình thấy rất nhiều người đổ xô các khóa học đọc báo cáo tài chính nhưng việc tìm hiểu các thông tin ngoài lề của doanh nghiệp lại bỏ qua !!). Và may mắn rằng, dành cho những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính: so với đọc hiểu chi tiết một báo cáo tài chính thì việc tìm hiểu các thông tin khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại đơn giản hơn gấp nhiều nhất lần. Mặc dù sẽ mất khá nhiều thời gian hưng tin mình đi, trong đầu tư không ăn nhau ở chỗ ai thông mình hơn ai đâu, quan trọng nhất là ai cần cù hơn ai thôi. Đối với những doanh nghiệp làm tốt mảng IR (quan hệ nhà đầu tư) thì mình tin rằng khi tìm hiểu những nguồn thông tin dưới đây, bạn có thể mường tượng được ít nhất 70% bức tranh về doanh nghiệp mà bạn đang quan tâm.

Continue reading…

Vì sao không nên dự đoán thị trường ?

Hàng ngày khi lướt qua các trang báo tài chính, các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán, báo cáo phân tích các công ty chứng khoán, cái đập vào mắt nhà đầu tư nhiều nhất có lẽ là các nhận định và dự báo về thị trường sẽ diễn biến trong tương lai như thế nào. Chưa bàn đến yếu tố đúng sai, việc suy đoán và đưa ra dự báo về thị trường lại là công việc chiếm phần thời gian và ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của mỗi chúng ta.

Không thể phủ nhận rằng một xu hướng đi lên của thị trường sẽ có tác động tích cực hơn đến xu hướng của cổ phiếu. Và ngược lại, trong một xu hướng đi xuống của thị trường thì xu hướng của cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên đó những là giai đoạn thị trường biến động đủ mạnh để có thể tác động đến giá cổ phiếu, còn lại trong hầu hết thời gian mỗi cổ phiếu sẽ một câu chuyện và cách vận động riêng của nó. Thay vì có gắng dự đoán thị trường, chúng ta nên tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và sẵn sàng tâm thế cho những điều xấu nhất có thể xảy ra.

Continue reading…

Tất tần tật về biên lợi nhuận doanh nghiệp (phần 1)

Biên lợi là gì?

Biên lợi là chỉ số được tính toán trực tiếp giữa 2 đại lượng quan trọng bậc nhất trong báo cáo kết quả hoạt kinh doanh của của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Trong một số trường hợp, chỉ số biên lợi nhuận có thể một mình đại diện cho cả doanh thu và lợi nhuận để phản ánh chính xác về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay thuận lợi. Do vậy, trong quá trình phân tích tích doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích đầu tư, việc so sánh và đánh giá về chỉ số này cũng không kém phần quan trọng so với bất kỳ chỉ số tài chính nào khác. Cũng chính vì tầm quan trọng và có quá nhiều điều để nói về chỉ số này, mình sẽ chia bài viết này làm 2 phần, trong đó phần một sẽ nói về những vấn đề chung chung của chỉ số này.

Continue reading…

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279

Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (1) in /home/nhletdmp/public_html/wp-includes/functions.php on line 5279